Nuôi dạy con tốt là một việc làm cực kỳ khó khăn với các bậc cha mẹ hiện nay. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên sử dụng đòn roi trong việc dạy con hay không. Tựu chung lại, việc dùng bạo lực đối với con trẻ đều là hành động không nên từ phụ huynh. Tuy nhiên nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt đối với nhiều người là rất khó khăn.
1. Vì sao không nên sử dụng bạo lực khi dạy trẻ?
Phương pháp giáo dục sai lầm nhất đối với trẻ đó chính là dùng đòn roi và quát mắng trẻ. Cách dạy con này nếu bạn biết cách tiết chế và sử dụng được đúng thời điểm, đúng tình huống cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, các bác sĩ tâm lý cho hay rằng “Nếu quát mắng, đánh con mọi lúc mọi nơi sẽ khiến cách dạy con của các bậc cha mẹ trở lên tồi tệ hơn”.
Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải áp dụng các phương pháp dạy con khoa học khác để bé vẫn ngoan, nghe lời cha mẹ nhưng lại không cần phải dùng roi vọt.
2. Cách phạt con không cần đòn roi
Nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt chính là việc sử dụng các phương pháp phạt, dạy dỗ trẻ mà không cần dùng đòi roi, cụ thể như sau:
Phạt trẻ một cách khoa học
Cha mẹ cần phải giữ bình tĩnh khi con phạm lỗi, không được đánh mắng con vì nếu bạn làm điều đó sẽ khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực. Cha mẹ cần phải phân tích, giải thích để trẻ nhận ra đúng, sai và tự điều chỉnh hành vi mà không cần nhận sự trừng phạt.
Cách ly bé tạm thời
Nếu bé đã nhận được lời cảnh cáo khi phạm lỗi mà vẫn không sửa đổi, bạn hãy đưa trẻ đến một nơi khác vài phút. Sau đó hãy đưa trẻ quay lại vị trí ban đầu, cha mẹ cũng nên giải thích cho bé hiểu về hành động sai trái của mình. Ví dụ như khi ăn bé quấy khóc, không ăn, hất đồ ăn đi, ba mẹ hãy đưa bé ra ngoài phòng ăn, giải thích hành động sai trái của bé, khi bé hiểu hành động đó là sai thì cho bé tiếp tục bữa ăn.
Tịch thu món đồ mà bé thích
Nếu bé ném đồ lung tung, cha mẹ phải nói bé hãy ngừng hành động đó lại. Nếu trẻ không nghe bạn hãy lập tức phạt con bằng cách tịch thu lại món đồ đó. Hãy lập ra một quy ước rằng là nếu mắc lỗi gì thì sẽ bị thu lại món đồ nào đó để bé nhận biết việc làm sai trái của mình.
3. Nghệ thuật khen – chê đúng lúc
Ai cũng đều thích được khen tặng, trẻ nhỏ cũng không phải là đối tượng ngoại lệ. Nhưng nếu bé được đánh giá cao hơn bạn bè dễ khiến bé nghĩ mình giỏi, tự cao tự đại, coi thường người khác. Còn đối với những bé bị dạy theo cách khích tướng, dễ khiến bé tự ái và tổn thương. Trẻ bị chê sẽ khiến chúng nghĩ chúng kém cỏi, nản lòng, tự ti.
Vì thế, thay vì khen con thông minh, cha mẹ có thể nói bằng cách khác ví dụ “Cha mẹ tự hào vì con đã làm tốt”. Hãy quan sát và khen bé kịp thời để bé nỗ lực hơn nữa trong việc học tập,hoạt động thường ngày.
4. Hãy dạy con tính tự giác
Khi muốn dạy trẻ tính tự giác, các bậc cha mẹ cần phải sử dụng công cụ phù hợp để đưa đến những hình ảnh hữu ích cho bé. Các bậc cha mẹ thường hay nói con phải ngoan, phải biết tự dậy, tự làm vệ sinh, tự ăn uống, tự chép bài… nếu không làm được cha mẹ sẽ phạt. Đây chỉ phù hợp với logic của người lớn và trẻ khó có thể nhận thức được việc này.
Phụ huynh nên dùng những trò chơi vui vẻ để lồng ghép các hoạt động thường ngày này để bé có thể nghiêm túc nhìn nhận. Ví dụ như trò “mèo con rửa mặt”, “xem ai nhanh hơn”. Ba mẹ có thể nhờ bé làm việc vặt, vừa làm vừa hướng dẫn bé. Ngoài ra, ba mẹ cần kiên nhẫn, hướng dẫn bé từ những động tác cơ bản nhất, không hối thúc hay làm hộ trẻ. Các hoạt động cần diễn ra trong thời gian và theo cách thức nhất định, không nên thay đổi nhiều để bé hình thành thói quen tự giác.
Nuôi dạy con là một quá trình dài, đòi hỏi cha mẹ phải thực sự kiên nhẫn, phải có phương pháp giáo dục phù hợp để bé không có những phản ứng tiêu cực về thái độ dạy dỗ của cha mẹ. Nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt là một cuộc chiến trường kỳ mà các bậc cha mẹ phải đối mặt với con của mình.